Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THƠ MỚI



Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn cho nền văn xuôi Việt Nam tương đối dễ nhận thấy và đã được nhiều người đề cập tới. Nhưng các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn còn góp sức một cách rất đáng kể trong việc đưa phong trào Thơ Mới tới chỗ thành công
                                                                                                   Trần Huy Bích


 TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THƠ MỚI

 Khi nhiều nhà thơ mới có tài xuất hiện thêm trên thi đàn, hào quang rực rỡ của Thế Lữ có giảm đi phần nào, nhưng công của ông trong việc “dựng nền” cho phong trào Thơ Mới quả không thể phủ nhận. Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn cho nền văn xuôi Việt Nam tương đối dễ nhận thấy và đã được nhiều người đề cập tới. Nhưng các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn còn góp sức một cách rất đáng kể trong việc đưa phong trào Thơ Mới tới chỗ thành công.

 Qua hai tiếng “Thơ Mới,” chúng tôi muốn nói đến phong trào thơ do Phan Khôi khởi xướng với bài “Tình già,” đăng trên Phụ Nữ Tân Văn số 122 (tháng 3 năm 1932), được một vài nhà thơ như Lưu Trọng Lư hưởng ứng. Tuy nhiên, chỉ sau khi các nhà thơ trong Tự Lực Văn Đoàn đã “nhập cuộc,” cộng thêm sự tham dự của một số thành viên khác (nhiều lúc nhân danh toàn nhóm), qua nhiều phương tiện khác nhau, nhất là trên hai tờ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay, phong trào này mới bộc phát mạnh mẽ, đưa “Thơ Mới” tới vị trí ưu thắng. Xin được trình bày sự kiện ấy qua những trang sau.

 I. Đóng góp của các nhà thơ trong Tự Lực Văn Đoàn: Trong Tự Lực Văn Đoàn có ba nhà thơ, nhưng Tú Mỡ sáng tác theo các thể cũ, chỉ có Thế Lữ và Xuân Diệu là những nhà thơ hoàn toàn “mới.” Xin được đề cập tới hai nhà thơ này trước.


 THẾ LỮ:

 Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại, Thế Lữ là “một thi sĩ có công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới.” Cũng theo Vũ Ngọc Phan, “Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, … Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai của thơ mới.” Thơ của Thế Lữ không chỉ mới về lời mà còn về ý tưởng. Những ý ấy được ông diễn đạt một cách tha thiết, nồng nàn

                 Tôi chỉ là một khách tình si
                 Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể
                 Muợn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ
                 Và mượn cây đàn ngàn phiếm, tôi ca
                 Đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ

 Cũng như vẻ Đẹp cao siêu hùng tráng của non nước, của thi văn, tư tưởng …
                                                                                (Cây đàn muôn điệu)



 Theo Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam, khi “thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam.” Hoài Thanh cũng nhận xét, “Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết,” nhưng “… chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.” Hoài Thanh rất có lý khi viết, “Không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay.” Trong Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, giáo sư Phạm Thế Ngũ cũng ghi nhận: “Thế Lữ đã gây cho thơ mới một nền tảng vững vàng với những tác phẩm giá trị của ông.” Một trong những thành công đáng kể của Thế Lữ là bài “Nhớ rừng.” Bài này đã rất được chú ý ngay khi vừa xuất hiện trên Phong Hóa số 95 (ra ngày 27/4/1934), nhất là qua những câu như:

                      Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già
                      Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
                      Với khi thét khúc trường ca dữ dội
                      Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng …

 Theo Đoàn Phú Tứ (tác giả bài thơ “Màu thời gian”), “Chỉ cần hai câu: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi, đứng uống ánh trăng tan cũng đủ thấy thơ mới hơn thơ cũ.” Vũ Đình Liên (tác giả bài thơ “Ông đồ”) còn nói mạnh hơn: Hai câu trên “có sức mạnh như một tuyên ngôn để bênh vực thơ mới.” Thế Lữ còn là tác giả những bài thơ đầy mơ mộng với cảnh tượng diễm tuyệt như “Tiếng trúc tuyệt vời,” “Tiếng sáo Thiên thai”:  
            
                           Mây bay … gió quyến mây bay
                           … Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt
                           Như hắt hiu cùng hơi gió heo may

   Hay:
                           Tiếng đưa hiu hắt bên lòng 
                           Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn …
                           Tiên nga tóc xõa bên nguồn                          
                           Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
                           Mây hồng ngừng lại sau đèo
                           Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi…

 Về sau, khi nhiều nhà thơ mới có tài xuất hiện thêm trên thi đàn, hào quang rực rỡ của Thế Lữ có giảm đi
 phần nào, nhưng công của ông trong việc “dựng nền” cho phong trào Thơ Mới quả không thể phủ nhận.


  XUÂN DIỆU:

 Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại, Xuân Diệu là “người đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất.” Khi thơ Xuân Diệu vừa xuất hiện, ông bị chê, bị chỉ trích là “ngô nghê” và “quá Tây,” nhất là qua những từ “mặt trời đi ngủ,” “vài miếng đêm” … (chịu ảnh hưởng của Pháp ngữ: “le soleil se couche,” quelques morceaux de nuit”…). Về sau Xuân Diệu cũng sửa lại, giảm bớt phần nào những chỗ “quá Tây” ấy: Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành. Theo nhận xét của Vũ Ngọc Phan, thơ Xuân Diệu “đằm thắm, nồng nàn …, cả ý lẫn lời đều thiết tha, làm cho nhiều thanh niên ngây ngất”:

                   Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
                   Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối. 
                   Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối 
                   Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành

                   Mây theo chim về dãy núi xa xanh
                   Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ 
                   Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
                   Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em! …
                                           (Tương tư chiều)

 Những bài “Nhị hồ,” Nguyệt cầm” với âm điệu du dương, cho thấy tác giả là một nhà thơ có tài với khiếu quan sát tinh tế và nghệ thuật thật điêu luyện:

                    Nhị hồ để bốc niềm cô tịch
                    Không khóc nhưng mà buồn hiu hiu 
                    …
                    Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
                    Tương tư nâng lòng lên chơi vơi ...
                     .................................................

                    Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,
                    Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi.
                    Long lanh tiếng sỏi, vang vang hận:
                    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người …

  Xuân Diệu còn nhiều câu đặc sắc khác: .

                    Những luồng run rẩy rung rinh lá .
                    Cành biếc run run chân ý nhi

  Cùng những câu đầy hình ảnh và cảm xúc:

                    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
                    Non xa khởi sự nhạt sương mờ
                    Đã nghe rét mướt luồn trong gió
                   Đã vắng người sang những chuyến đò.
                                                  (Đây mùa thu tới) 

                   Em sợ lắm, giá băng tràn mọi nẻo 
                   Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da …
                                                             (Lời kỹ nữ)

 Theo Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam, “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới,” và “rất được giới trẻ yêu thích.” Trước hết, thơ ông gần với giới trẻ:

                   Hãy biết rằng anh lúc ở trường 
                   Rất tồi toán pháp, khá văn chương. 
                   Chàng trai đi học nghe chim giảng …
                                                       (Giới thiệu) 

  Ông cũng nói lên những cảm xúc, tâm tư của họ:
                      
                   Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo
                   Tình thì buồn như tất cả chia ly
                   Xếp khuôn giấy để hoài trong túi áo
                   Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi.

                   Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại
                   Tới bên em chờ đợi mãi không về
                   Em xé nhỏ lòng non cùng giấy mới --
                   Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê …
                                                (Tình thứ nhất)

 Hay:

                   Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu
                   Tay trong tay, đầu dựa sát bên đầu …
                                                    (Biệt ly êm ái)


 Trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh trích dẫn thơ Xuân Diệu nhiều hơn tất cả các tác giả khác. Xuân Diệu được chọn in 15 bài, trong khi Thế Lữ và Hàn Mặc Tử mỗi người chỉ có 7 bài. Nguyễn Bính được chọn in 8 bài. Chỉ có Lưu Trọng Lư và Huy Cận gần đạt tới số lượng của Xuân Diệu, mỗi người được trích dẫn 11 bài. Trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, ở chương về các nhà thơ của thế kỷ 20 (Chương thứ Sáu, Năm thứ Ba, tiêu đề “Mấy thi sĩ hiện đại”), giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ viết về ba nhà thơ cũ và ba nhà thơ mới. Ba nhà thơ cũ là Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải, và Đông Hồ. Ba nhà thơ mới được ông viết để phân tích là Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, và Xuân Diệu. Hai trong ba nhà thơ mới được học giả họ Dương “đưa vào văn học sử” là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn. Ở trường hợp Xuân Diệu (sinh năm 1916), khi Việt Nam Văn Học Sử Yếu được xuất bản lần đầu năm 1941, ông mới 25 tuổi.

  TÚ MỠ:

 Ông chuyên viết trào phúng, châm biếm bằng những thể thơ cũ: lục bát, song thất lục bát, hát nói, ngũ ngôn, thất ngôn (cả tứ tuyệt lẫn bát cú, trường thiên). Ông cũng sáng tác bằng một thể thơ dân gian là hát xẩm, cùng những thể biền ngẫu như phú và văn tế. Nhưng ông viết với một tinh thần mới. Trong nhiều bài trên Phong Hóa, Ngày Nay, ông vạch ra để giễu cợt những chỗ sáo, chỗ rỗng trong một số bài thơ cũ (sẽ nói rõ hơn trong phần sau). Những bài châm biếm, trào phúng của ông khiến Phong Hóa và Ngày Nay được nhiều người thích đọc, giúp báo bán rất chạy. Tuy không công khai phát biểu thành lời, ông đã giúp chủ trương “xây dựng cái mới” (trong đó có “Thơ Mới”) của Tự Lực Văn Đoàn một cách rất hiệu quả.

                                                                                                         (Còn tiếp)                                                                                                                                                            



                     NHỚ RỪNG
                     (Lời con Hổ ở vườn Bách thú) 
                     Tặng Nguyễn Tường Tam 

                     Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
                     Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
                     Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
                     Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm,

                     Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
                     Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
                     Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
                     Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

                     Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
                     Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
                     Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
                     Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

                     Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
                     Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
                     Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
                     Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

                     Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
                     Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
                     Ta biết ta chúa tể muôn của loài
                     Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

                     Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
                     Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
                     Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
                     Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

                     Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
                     Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
                     Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
                     Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
                     Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

                     -- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
                     Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
                     Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
                     Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

                     Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng;
                     Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
                     Len dưới nách những mô gò thấp kém;
                     Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
                     Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
                     Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

                     Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
                     Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
                     Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
                     Nơi ta không còn được thấy bao giờ

                     Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
                     Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
                     Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
                     -- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
                                                               Thế Lữ

40 nhận xét:

  1. Tặng ai chị ơi ? Em đến trước này :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tặng người đến trước, nhưng hắn tàng hình nên nữ hiệp BẦU TRỜI XANH không thấy đó mà!!!

      Xóa
  2. Tải tặng bạn nhé!

    http://www.youtube.com/watch?v=ynhiFeA77pQ


    Trả lờiXóa
  3. Thầy giáo tặng rồi ,còn chị xin khất nợ để dành nhiều nhiều tặng luôn thể nhé

    Trả lờiXóa
  4. Sang thăm chị đây, tự lực văn đoàn thì em rất thích, phong trào thơ mới cũng hay, chỉ có Tố Hửu và Xuân Diệu là em ghét. Em không thể nào chấp nhận câu "Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi” của xuân diệu. quá tàn ác mất đi tính bao dung của thơ
    Chúc chị vui mãi chị nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa đi học,mình được học về Xuân Diệu,Huy Cận,Thế Lữ.v.v.Đấy là thời kỳ hoạt động văn học của họ trước khi tham gia kháng chiến thôi.Còn sau này "nghệ thuật vị nhân sinh "nên có khác
      Cám ơn em ghé.Chúc em an vui

      Xóa
  5. Sang thăm chị,đọc Tự lực văn đoàn và những nhà thơ mới,hồi nhớ những nhà thơ một thời làm say đắm lòng người...

    Chúc chị thường an trong phúc của Thiên Chúa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như Quỳnh nói.Đã có một thời đa số chúng mình say mê nắn nót từng chữ chép tặng nhau những bài thơ của Huy Cận,Xuân Diệu.v.v..Nay nhớ lại thấy bâng khuâng
      Cám ơn lời chúc tốt đẹp của em.Quỳnh ở tại Xuân Lộc hay phụ cận,mình cũng thường về đấy luôn

      Xóa
  6. TẢI TẶNG CHỦ NHÀ NHÉ!

    NGUYỆT CẦM
    Ý thơ: Xuân Diệu
    Nhạc: Cung Tiến
    Trình bày: Thái Thanh


    http://www.youtube.com/watch?v=baRG-OAVhvI


    Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
    Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi qua
    Sầu thu, sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa thu
    Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng, từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ
    Long lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm
    Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát... chết theo nước xanh...Chết theo nước xanh...
    Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...

    Long lanh long lanh ... trăng chiếu một mình,
    khơi vơi khơi vơi ... nhạc lắng tơ ngời
    Nguyệt cầm ơi từng lệ ngân, ...
    chết từng mùa Xuân...

    Đêm ngời men nhớ...Nhạc tê ngời thuở xưa
    Trăng sầu riêng chiếc... Trăng sầu riêng chiếc, sầu cho tới bao giờ ?
    Hồn ghê bốn bề sao ngợp hồn xanh biếc trời cao
    Kià thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy

    Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu...
    Có hàng mây trắng về đâu?
    Mắt chìm sâu, đêm lắng đời sâu
    Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu .
    Khơi mãi nguồn đêm ...Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
    Ngập ngừng xa suối thu dồn lá úa trôi qua .
    Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa Thu .
    Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ .
    Long lanh tiếng Nguyệt cầm tiếng đàn trầm .
    Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát, chết theo nước xanh chết theo nước xanh .
    Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn thầy rất nhiều,luôn luôn chu đáo cho Ngọc Anh.Chúc thầy tối ấm êm hạnh phúc

      Xóa
    2. :D
      Thầy tải nhạc dõm ơi là dỏm nên chơi viết nguyên bài ra luôn :D

      Xóa
  7. Quà Thầy dõm quá , em gói tặng lại chị nhé :D

    http://youtu.be/C9cL9hRKQIo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Clip bị yểm bùa, đúng ra bị "điểm huyệt" nên đứng trân mình chịu trận như rứa đó, nữ hiệp BẦU TRỜI XANH ơi! :D

      Xóa
    2. BS sành điệu quá.Thế em có bùa thật hả? Bữa nào gởi cho chị một lá ,chị dám yểm ngoài ngõ,sao lúc này ông "sáu" hay rình rập nhà chị quá.!

      Xóa
    3. Ông " Sáu " là cái gì chị ?

      Xóa
    4. Em không biết ông "sáu" hả.? ừ mà trẻ như em biết làm gì.Già như chị ông ấy mới rình rập thôi em( ông sáu:Tiếng lóng dân gian,bộ áo quan có sáu tấm)

      Xóa
    5. Vậy thì em rất thích ông ấy , chị giới thiệu sang nhà em nhé :v

      Xóa
    6. Không phải giới thiệu đâu em,ông ấy tinh lắm nhìn tướng là ông biết rồi ,em có năn nỉ ông ấy cũng chẳng ngó ngàng đâu.Chị muốn tải tặng em một bản nhạc mà chưa biết cách

      Xóa
    7. Được rồi ,tặng em một bản nhạc thay cho lời muốn nói nhé

      Xóa
    8. Nhạc hay nhưng hơi buồn . Cám ơn chị nha .
      Chị biết post hình ở đây không , chỉ em đi , em post tặng chị 1 tấm em chụp ở biển Tây Ban Nha , giống y hình trong clip luôn :)

      Xóa
    9. Chị cũng chưa biết, vẫn còn mày mò chừng nào biết chị chỉ cho.Mà chị nghe nói nếu tải hình nhắp chuột phía phải hình ,chọn đường link htm ,copi rồi dán vào nơi mình chọn.Đâu em thử coi

      Xóa
  8. TẢI TẶNG CHỦ NHÀ NHÉ! HY VỌNG CLIP NÀY PHI THÂN NÉ TRÁNH ĐƯỢC ĐÒN ĐIỂM HUYỆT :D


    http://www.youtube.com/watch?v=Jjph1oSfots

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giọng ngâm sao giống Phú Đoàn thế

      Xóa
    2. Em cũng định khen giọng Thầy ngâm hay , nhưng để cho chắc ăn em qua youtube ... xém tí thì Thầy lời to hahaha

      Xóa
    3. Mặc kệ gặp ai sang sang mình cứ bảo.Anh Phú Đoàn tui đấy,có sao đâu.?

      Xóa
    4. Nghệ sĩ ngâm thơ Bảo Cường là bạn mình mà! Anh ấy đã đạt nhiều huy chương về ngâm thơ và hát ru....

      Xóa
    5. Thầy PĐ mới là người thấy sang nhận là bạn mình kìa :D

      Xóa
  9. http://www.youtube.com/watch?v=AZuUiC0nxK0

    MỘ KHÚC

    (Thơ Xuân Diệu - Phạm Duy phổ nhạc - Lệ Thu trình bày)


    Hôm nay trời nhẹ lên cao
    Trời nhẹ lên cao, tôi buồn.
    Ô hay, chẳng hiểu vì sao,
    Chẳng hiểu vì sao, tôi buồn.
    Tôi buồn, nhìn lá hồng tuôn
    Lặng rơi ngoài ngõ, ngõ thuôn
    Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
    Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
    Phất phơ hồn của bông hường
    Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng
    Nghe chừng gió mới qua sông
    E bên lau lách thuyền không vắng bờ
    Không gian như có dây tơ
    Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu.
    Êm êm chiều còn ngẩn ngơ,
    Chiều còn ngẩn ngơ ơi chiều
    Hiu hiu lòng chẳng làm sao
    Lòng chẳng làm sao, sẽ buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một buổi sáng thật vui.Được nghe nhạc,nghe ngâm thơ cả tán gẫu nữa

      Xóa
  10. Ôi, hay quá, cám ơn Ngọc Anh đã bỏ công sưu tập và chuyển tải cho người đọc những tài liệu có giá trị, sang nhà bạn đọc để nhớ và hiểu biết thêm, thật thú vị bạn ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trông chờ mãi, nay chị mới tìm thấy hả.Thỉnh thoảng ghé thăm nhau nhé.Chúc chị khỏe luôn

      Xóa
  11. HỔ NHỚ RỪNG


    http://www.youtube.com/watch?v=o2P5IQ8Z0BI

    Trả lờiXóa
  12. Bài sưu tầm rất hay! Em cảm ơn chị rất nhiều vì em rất cần những bài như thế này!

    Trả lờiXóa
  13. Sang thăm chị, chúc chị an vui mãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị rất vui khi mỗi lần được em ghé thăm,dù chỉ một lời chào hỏi thôi cũng làm cho chị cảm thấy được khích lệ.Chúc em an vui và hạnh phúc

      Xóa
  14. sang thăm chị . Chúc chị những ngày cuối tuần vui nhiều nhé. Chị viết BL thơ văn hay quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em nhiều ,lời khen của em làm chị phấn khởi thích thú dù biết mình viết cũng chỉ thường thôi.Chúc em khỏe an vui

      Xóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ