Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

ĐÀ LẠT ƠI - Ngọc Anh


                         
                                                    ĐÀ LẠT ƠI

                                             (Viết cho tháng tư )

        Cây có cội nước có nguồn. Mỗi người chúng ta ai cũng có một nơi chốn để hướng về. Nơi đó chúng ta thường có nhiều gắn bó,có thể là nơi chôn nhau cắt rốn. Cái quan trọng và ăn sâu vào tâm thức mỗi người,đó là những kỷ niệm đẹp,những hạnh phúc mà ta được hưởng ở nơi đấy. Khi chiến tranh tràn về, người nông dân rời bỏ ruộng vườn phía sau lưng. Lên thành phố sống cuộc đời tha phương cầu thực, đời sống vật chất phương tiện có đầy đủ hơn nhưng làm sao quên được những tháng ngày thanh bình êm đềm của vùng quê nơi họ bắt buộc phải bỏ đi. Còn đâu tiếng gà gáy,tiếng chim rừng hót véo von,tiếng con dế mèn nỉ non đêm khuya, cả cái khung trời bao la và không khí trong lành trước mặt.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

ĐÀ LẠT TÔI YÊU


Đà Lạt tôi yêu. Con tôi thường hay nói. Mẹ sao, hơi tí chút lại ngày xưa, ngày xưa... Có lẽ bạn cũng nghĩ tôi hay nhắc đến ngày xưa thế ? Vâng, làm sao được khi trong cõi nhân sinh đời người quá khứ luôn hiện diện trong tâm trí, nhất là khi cuộc đời đang xế bóng những kỷ niệm đẹp thuở thanh xuân hay hiện về trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Dù nay không còn là cư dân của thành phố mộng mơ, nhưng tôi luôn nhớ về nó nơi tôi có biết bao kỷ niệm đẹp. Tôi bây giờ như người Do Thái phiêu linh khi xưa, ngồi bên bờ sông Babylon tưởng nhớ cố hương thương tiếc một thời đã qua. Ôi, Đà Lạt của tôi ơi...

      Thành phố Đà Lạt có đặc điểm đường xá ngã tư không có đèn xanh đèn đỏ


Khi vừa bước chân vào thành phố hình ảnh đầu tiên bạn thấy là Hồ Xuân Hương, những đồi thông gần hồ càng làm cho mặt hồ thơ mộng hơn. Hồ mang tên người thi sĩ này từng giết chết hai anh phi công đa tình. Năm 1966 một chiếc phi cơ trực thăng bay vòng vòng trên mặt hồ, vài cô nữ sinh đang uống cà phê trong Thủy Tạ chạy ra ngoắc ngoắc,chiếc phi cơ bay vòng trở lại,đâm đầu xuống hồ chìm nghỉm. Năm 1972 một anh phi công có nhà ở ấp Ánh Sáng. Sau một phi vụ về qua ghé thăm nhà ngờ đâu chiếc máy bay đâm thẳng xuống hồ nổ tung

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

LỜI CHO MẸ - Ngọc Anh



             
                          



                                LỜI CHO MẸ

                      Khi tuổi con bằng tuổi đời của mẹ.
                      Chắc là tóc mẹ chẳng còn xanh .
                      Vì bao năm tháng nhọc nhằn .
                      Tất cả là cho con
                      Khi tuổi con bằng tuổi đời của mẹ
                      Con sẽ là chỗ dựa mẹ nương
                      Con sẽ là hoa để mẹ ngắm
                      Con sẽ là tất cả để mẹ thương
                      Khi tuổi con bằng tuổi đời của mẹ
                      Biết mẹ vẫn còn yêu
                      Biết đâu bóng chiều đã tắt !
                      Con gọi. Mẹ ơi ! Mẹ..
                                           Ngọc  Anh
                                   Đơn Dương  31-5-2013


            


Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ


                                             Nhà thơ Phạm Thiên Thư


Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng trong một gia đình Đông y. Năm 1943-1951, ông sống ở trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương. Năm 1954 cho đến nay, ông cư ngụ ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Từ 1964-1973: tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Trong năm 1973, ông đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều-Đoạn trường Vô Thanh[1]. Năm 1973-2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp-Thân–Tâm)...

           Tác phẩm đã in

           Thơ Phạm Thiên Thư (1968)
           Kinh Ngọc (thi hoá Kinh Kim Cương)
           Động Hoa Vàng (Thơ, 1971)
           Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
           Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh (1972)
           Kinh thơ (thi hoá Kinh Pháp Cú)
           Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
           Kinh Hiếu (thi hóa kinh ?)
           Kinh Hiền (thi hoá Kinh Hiền Ngu, gồm 12.000 câu lục bát)
           Ngày xưa người tình (thơ)
           Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ, 1975)
           Thơ Phạm Thiên Thư (Nxb. Đồng Nai tái bản)
           Tự điển cười ( 24.000 bài tứ tuyệt tiếu liệu pháp)

 Năm 2007, Trung tâm Sách và Kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông kỷ lục là người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ) Vua núi vua nước (tức Sơn Tinh Thủy tinh, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003). Cõi thơ Phạm Thiên Thư Trong bài Phạm Thiên Thư, người thi hóa kinh Phật, Hà Thi viết: Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam Việt Nam) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: Em lễ chùa này, Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu...Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ...Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên.[2]

                Ừ thì mình ngại mưa mau 
                Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi 
                Sông này chảy một dòng thôi
                Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông 
                Ngày xưa em chửa theo chồng 
                Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi 
                Mùa thu áo biếc da trời
                Sang đông em lại đổi dời áo hoa

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

NÓI VỚI YUME - Ngọc Anh






                                                                  NÓI VỚI YUME

                      
                                       Một năm thắm thiết thiếp cùng chàng
                                
                                       Nay cũng đành lòng phải bước ngang

                                      Chẳng phải em chê chàng xấu xí

                                     Nhưng vì anh để thiếp lang thang

                                     Không nhà không cửa không nơi trọ

                                   Có chỗ có nơi đã sẵn sàng

                                  Em phải ra đi tìm hạnh phúc

                                  Xin chàng đừng trách người sang ngang
              
                                                        Ngọc Anh   8 - 4 - 2014 





                                          
                                                                                 

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

MẢNH VƯỜN QUÊ - Ngọc Anh



     
       




                           MẢNH VƯỜN QUÊ

                  Vườn tôi một mảnh cũng giang san
                  Bé tẹo tèo teo chẳng được sang
                  Nào bí lại bầu thêm khóm mướp
                  Vài cây cúc trắng với bông trang
                  Một mình một cõi mà mơ ước
                  Thiên hạ mặc ai chẳng rộn ràng
                  Hạnh phúc riêng tôi không thế sự
                  Qua ngày đoạn tháng mãi thênh thang
                                                          Ngọc Anh 
                                                        25 - 2 - 2014


        



Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

ĐƠN CÔI - Ngọc Anh

                  

                              ĐƠN CÔI

                Tại chiến chinh nên phải lẻ đôi
                Vì thương nhớ thế mới đơn côi
                Tim tôi đã thấm đời hiu quạnh
                Chẳng biết mùa xuân dẫu cuối đời
                Chỉ biết làm quen cùng gió bấc
                Dù rằng vẫn đợi đến chơi vơi
                Cho tôi thấy lại đời không lạnh
                Một chút tình nồng ít ỏi thôi  
                    
                (Mượn ý thơ Lẻ Đôi: Du Tử Lê)                                                                                  NGỌC ANH
                                                         
                     Châu Sơn ngày 17/2/2014

Đơn Côi